Trong khuôn khổ giải thưởng BSI Awards 2020, chiến dịch “Bảo vệ bác sĩ 24h” do thương hiệu VitaDairy phát động đã giành chiến thắng ở 2 hạng mục quan trọng: Campaign of the Year và CSR Campaign of the Year. Đây là chiến dịch có sức lan tỏa mạnh nhất vào thời điểm sinh hoạt hằng ngày trải qua những thay đổi lớn do dịch bệnh bùng phát.
Vào giai đoạn cao điểm của dịch bệnh (tháng 2 – tháng 4/2020), đã có 84 chiến dịch CSR lớn được các thương hiệu phát động. Theo quan sát của Buzzmetrics, để làm nên một chiến dịch CSR thành công trong một thời kỳ nhạy cảm cần có 3 điều kiện, đó là:
Trong bối cảnh đó, chiến dịch “Bảo vệ Bác Sĩ 24h” của VitaDairy được thực hiện bài bản và chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chí làm nên thành công của một chiến dịch CSR. Nội dung của chiến dịch là kêu gọi mọi người chia sẻ bài đăng công khai bao gồm hình ảnh các bác sĩ chống dịch đi kèm hashtag #BaoVeBacSi24h. Với mỗi bài đăng hợp lệ, VitaDairy sẽ thay mặt đóng góp 10.000 đồng vào quỹ “Bảo Vệ Bác Sĩ 24h”. Toàn bộ vật tư y tế từ hoạt động gây quỹ sẽ được VitaDairy trao tặng cho Bộ Y Tế, chuyển đến các Y Bác sĩ trong tuyến đầu chống dịch.
Chiến dịch đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo từ người dùng mạng xã hội. Hơn 700 nghìn thảo luận được tạo ra, trong đó có 200 nghìn bài đăng tham gia phong trào quyên góp, tương ứng với hơn 2 tỷ đồng sẽ được trao tặng đến các Y Bác sỹ. Những yếu tố nào đã tạo nên sức ảnh hưởng của chiến dịch “Bảo vệ Bác sĩ 24h” trên mạng xã hội?
Trong các chiến dịch quyên góp khác, toàn bộ quá trình thực thi sẽ thuộc về thương hiệu. Theo đó, thương hiệu sẽ chủ động đề xuất mức độ quyên góp. Sau đó, đại diện thương hiệu sẽ trao tặng tiền & hiện vật cho các tổ chức, đoàn thể liên quan. Các kênh truyền thông đưa tin về chiến dịch khi chiến dịch đã kết thúc. Lúc này, người dùng mới bắt đầu biết đến sự hiện diện của chiến dịch. Vì vậy, người dùng không có cơ hội được đồng hành cùng thương hiệu để hỗ trợ cho hoạt động chống COVID-19, và dĩ nhiên, sức lan tỏa của hoạt động cũng tương đối hạn chế. Đối với trường hợp của VitaDairy, người dùng mạng xã hội sẽ nắm một vai trò chủ động hơn. Mức độ quyên góp của chiến dịch sẽ do người dùng quyết định thông qua tính năng #hashtag của Facebook.
Với tính năng #hashtag này, chiến dịch đã đảm bảo được:
Chiến dịch của VitaDairy được tài trợ dưới sự giám sát của Hiệp Hội Sữa Việt Nam. Các thông tin về chiến dịch được cập nhật trên trang chủ của Bộ Y Tế và các kênh báo đài chính thống, tạo được sự tin tưởng nơi người dùng.
Thông điệp của chiến dịch là “Hãy bảo vệ bác sĩ – Để y bác sĩ bảo vệ chúng ta”. Đây là một thông điệp mang tính độc đáo so với tất cả chiến dịch khác, đồng thời phản ánh được tinh thần chung của cộng đồng.
Đa phần, các chiến dịch thời COVID-19 hướng tới thay đổi nhận thức đến hành vi để bảo vệ người dùng khỏi COVID. Kể cả các chiến dịch chung mục đích quyên góp cũng chưa nêu rõ ràng về mặt đối tượng hỗ trợ. Đa số thông điệp thường dừng ở mức ủng hộ nói chung, ví dụ thường thấy là “Chung tay phòng chống dịch COVID-19”.
Ngược lại, thông điệp của VitaDairy đã xác định cụ thể đối tượng mà chiến dịch hướng đến: các y bác sĩ – đối tượng được thường “ngầm hiểu” là người hỗ trợ người khác hơn là người cần hỗ trợ. Sự hy sinh của các y bác sĩ cũng là chủ đề nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận vào giai đoạn dịch bùng phát, cho nên các thông điệp hướng đến y bác sĩ dễ dàng được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ (Theo thống kê của Buzzmetrics, các tin tức liên quan đến bác sĩ tạo ra ít nhất 5 triệu thảo luận).
Thông điệp của VitaDairy cho người dùng cơ hội được thể hiện vai trò và trách nhiệm của chính bản thân mình vào giai đoạn dịch bệnh bùng phát.
Vào tháng 3/2020, tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” đang là tinh thần chung của cộng đồng. Tinh thần này có 2 lớp ý nghĩa: (1) những người đang gặp khó khăn do dịch bệnh sẽ được hỗ trợ nhiệt tình và (2) bất kì ai cũng có thể góp sức mình để chống dịch. Đây cũng là tinh thần được phản ánh thông qua thông điệp của VitaDairy.
Chiến dịch “Bảo vệ Bác Sĩ 24h” có điểm bắt đầu và điểm kết thúc hợp lý, nắm bắt được những biến chuyển của người dùng trên mạng xã hội.
Ngày bắt đầu chiến dịch là cuối tháng 3, thời điểm cả nước chuẩn bị bước vào giai đoạn giãn cách xã hội. Ở giai đoạn này, người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang thảo luận nhiều hơn về những hoạt động vì cộng đồng: nhắn tin ủng hộ chính phủ, phổ biến thông tin chính thống, tuyên truyền các thông điệp chống dịch. Trong khi ở giai đoạn trước đó, người dùng chủ yếu quan tâm đến các vấn đề cách phòng bệnh của cá nhân: vệ sinh cá nhân, ăn sạch uống sạch, đeo khẩu trang khi ra đường.
Ngày kết thúc chiến dịch là giữa tháng 4, cũng là thời điểm giãn cách xã hội kết thúc. Ở giai đoạn hậu giãn cách xã hội, mối quan tâm của người tiêu dùng là trở lại cuộc sống bình thường và thực hiện các kế hoạch trước dịch. Điều này đồng nghĩa với các thông điệp cộng đồng sẽ ít được quan tâm hơn trước.
Mặc dù chiến dịch của VitaDairy chỉ kéo dài 2 tuần, nhưng đó là 2 tuần mà ý thức vì cộng đồng được đẩy lên cao nhất, do vậy đã thu hút trọn vẹn mối quan tâm của người dùng.
Có thể nói, đây là một chiến dịch chỉn chu từ chọn điểm rơi, xác định đúng insight – thông điệp và cách thực thi hiệu quả. Với một chiến dịch như vậy, thành công cũng là điều dễ hiểu.
Tính đến cuối tháng 3/2020, đã có trên 250 thương hiệu phát đi thông điệp về chống dịch. Chiến dịch “Bảo vệ bác sĩ 24h” chỉ được khởi động vào hai ngày cuối cùng của tháng Ba, nhưng đã thu về hơn 100 nghìn lượt thảo luận. Chỉ trong vòng 3 ngày, đã có hơn 200 nghìn bài đăng từ người dùng.
BSI Awards 2024 ghi nhận sự tham gia của 99 chiến dịch từ 53 thương hiệu và 34 agencies cho nhóm Competing Categories. Đã có 7 giải Gold, 8 giải Silver và 6 giải Bronze được trao trong năm nay
Vào ngày 06/07/2023, danh sách các chiến dịch thắng giải cho từng hạng mục Competing Categories đã được công bố tại buổi lễ BSI Awards 2023: Cùng data bước vào đa vũ trụ Social. Đây là kết quả của một quá trình đăng ký, chọn lọc và thảo luận kéo dài hơn sáu tháng.
Chiến dịch “Xe bánh mì tặng việc làm”, một chiến dịch cuối năm của Chợ Tốt, đến từ một lĩnh vực tương đối “hẹp” và ít sôi động trên social media: Cung cấp việc làm. chiến dịch hướng đến người lao động phổ thông - nhóm người dùng không thường xuyên thảo luận công khai các vấn đề về công việc. Lĩnh vực “hẹp”, tệp người dùng khó tiếp cận, nhưng chiến dịch “Xe bánh mì tặng việc làm” vẫn kịp thời mang đến ảnh hưởng tích cực.
Lắc Xì là chiến dịch Tết thường niên của MoMo, được triển khai lần đầu vào năm 2019. Qua 4 năm tổ chức, MoMo vẫn trung thành với chủ đề lì xì và các trò chơi ngày Tết. Mặc dù không có nhiều thay đổi về mặt thông điệp, chiến dịch Lắc Xì 2022 vẫn tạo được sức ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội. Điều gì đã làm nên thành công cho một chiến dịch tưởng chừng đã cũ kỹ và lặp lại qua các năm?